Ở tất cả mọi nơi, việc NSDLĐ từ chối thương lượng là một cản trở lớn mà công đoàn gặp phải. Một số nước đã thông qua các quy định pháp luật nhằm “buộc” NSDLĐ tham gia thương lượng.
Đó là một dạng cơ chế luật định về thừa nhận công đoàn, theo đó khi công đoàn được thừa nhận là đơn vị thương lượng hợp pháp, việc NSDLĐ từ chối thương lượng và giao kết thỏa ước tập thể có thể dẫn tới phán quyết bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở nhiều nước, việc từ chối thừa nhận một công đoàn tiến hành thương lượng tập thể có thể là lý do hợp pháp để tiến hành đình công.
Singapore, bên được gửi thông báo (kèm theo danh mục đề xuất về các vấn đề quan tâm) bởi bên đề nghị đàm phán sẽ phải trả lời trong thời hạn 7 ngày. Nếu không nhận được hồi báo, bên đề nghị đàm phán có thể thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu họ thực hiện các biện pháp để đưa bên kia vào bàn đàm phán. Việc từ chối đàmphánsẽ dẫn đến việcápdụng những thủ tục giải quyết tranh chấp. Nếu không đạt được thỏa thuận trong thời hạn 14 ngàykể từ thông báo đầu tiên, bêntham gia đàmpháncóthể sử dụng cáctrình tự giải quyết tranh chấp, kể cả hòagiải.
Philippin, luật quy định “nghĩa vụ thương lượng tập thể”, buộc các bên “gặp và họp ngay lập tức và nhanh chóng một cách thiện chí vì một thỏa thuận về tiền lương, giờ làm việc và các điều khoản, điều kiện làm việc khác”. Quy trình thương lượng tập thể bắt đầu khi công đoàn hay NSDLĐ gửi thông báo bằng văn bản và bản đề xuất đàm phán một thỏa ước tập thể. Bên kia được yêu cầu trả lời trong thời hạn 10 ngày các vấn đề nêu trong thông báo của bên đề xuất đàm phán. Sau khi trao đổi đề xuất bằng văn bản, mỗi bên có thể đề nghị một phiên đàm phán yêu cầu được tổ chức trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có yêu cầu. Nếu đàm phán không đạt được thỏa thuận và dẫn tới tranh chấp, các bên đàm phán có thể sử dụng thủ tục giải quyết tranh chấp.
Hàn Quốc, sự từ chối hay trì hoãn giao kết thỏa ước tập thể hay thương lượng tập thể mà không có lý do chính đáng từ phía NSDLĐ được coi là hành vi lao động bất bình đẳng, phải chịu hình phạt tù tới hai năm hay phạt tiền lên tới 20 triệu won.
Campuchia, khi quy trình thương lượng tập thể đã bắt đầu, các bên được yêu cầu thiết lập các nguyên tắc đàm phán, bao gồm cả khung thời gian hoàn thành đàm phán không được quá 30 ngày.
Úc, để thúc đẩy thương lượng tập thể và để giải quyết vấn đề cố ý né tránh thương lượng tập thể, Luật QHLĐ của Úc quy định một cơ chế can thiệp từng bước để khuyến khích giao kết thỏa ước. Khi quá trình thương lượng tập thể bị ngưng trệ vì một bên không đàm phán thiện chí, bên kia có thể yêu cầu cơ quan công quyền (Cơ quan Lao động bình đẳng Úc – FWA), ra “lệnh thương lượng”. Lệnh này được áp dụng nếu thương lượng tập thể được NSDLĐ đề xuất hay nếu công đoàn có thể chứng minh rằng mình có sự ủng hộ của đa số người lao động trong việc tìm cách giao kết thỏa ước tập thể. Cơ quan công quyền có thể ban hành “lệnh thương lượng” nếu đồng ý rằng bên thương lượng đã không đáp ứng yêu cầu “thương lượng thiện chí”. Lệnh này sẽ chỉ thị cho bên đó tiến hành các nỗ lực cần thiết để tuân thủ yêu cầu thương lượng thiện chí hay ngừng các hành động được cho là hành vi lao động bất bình đẳng. Việc không tuân thủ lệnh thương lượng là trái pháp luật và có thể dẫn tới hình phạt tài chính. Cơ quan Lao động Bình đẳng Úc có thể ban hành thêm một “tuyên bố vi phạm nghiêm trọng” nếu cơ quan này thấy rằng việc vi phạm “thương lượng thiện chí” là nghiêm trọng và kéo dài, và đã phương hại tới quá trình thương lượng tập thể để đi đến thỏa ước. Trước khi ban hành tuyên bố, cơ quan này phải kết luận rằng tất cả các biện pháp thương lượng đã được sử dụng hết và một thỏa thuận về các vấn đề “cần được đưa vào” trong thỏa ước tập thể sẽ không thể đạt được trong tương lai gần. Khi “tuyên bố vi phạm nghiêm trọng” được ban hành, một “quyết định thương lượng tại nơi làm việc” sẽ được đưa ra 21 ngày sau đó, mà về bản chất đây là “quyết định đã được tài phán”. Quyết định này có hiệu lực giống với một thỏa ước tập thể. Các bên có thể đàm phán sau khi “tuyên bố vi phạm nghiêm trọng” được ban hành để tránh “quyết định thương lượng được tài phán” bao phủ nhiều “điều khoản thỏa thuận” và nhiều điều khoản “bắt buộc” và “then chốt” quy định trong luật và các điều khoản được coi là đang bị tranh chấp vào thời điểm ra phán quyết.
Canada, hệ thống QHLĐ quy định một cơ chế đặc biệt để thúc đẩy thỏa ước tập thể ngay từ lần đầu thương lượng. Trong trường hợp thương lượng tập thể diễn ra từ lần đầu tiên tại doanh nghiệp, nếu không đạt được thỏa thuận, và các thủ tục hòa giải đã được sử dụng hết, mà hai bên vẫn không chấp nhận kết quả hòa giải, công đoàn có hai lựa chọn sau: công đoàn có thể tiến hành đình công để ép NSDLĐ giao kết thỏa ước hay yêu cầu “trọng tài thỏa ước lần đầu”. Trong trường hợp này, công đoàn phải chứng minh rằng: (i) NSDLĐ không thừa nhận công đoàn, hoặc (ii) NSDLĐ giữ lập trường không thỏa hiệp mà không có lý do hợp lý, hoặc (iii) NSDLĐ không có nỗ lực hợp lý hay hiệu quả để đi đến thỏa ước, hoặc (iv) NSDLĐ đã can dự vào bất kỳ một hành vi nào khác có thể bị coi là nguyên nhân làm cho đàm phán thất bại. Nếu đề nghị này được chấp thuận, “trọng tài thỏa ước lần đầu” sẽ được ban hành và được cho là có hiệu lực pháp luật tương đương với thỏa ước.