Hành vi phi ngôn ngữ: Trong đàm phán cũng như trong giao tiếp, 90% ý nghĩa lời nói đều được truyền tải thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử phi ngôn ngữ được đánh giá cao. Nếu không hiểu được những ý nghĩa phi ngôn ngữ thì sẽ có những ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán.
Ba bước trong giao tiếp phi ngôn ngữ: Nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân, giao tiếp phi ngôn ngữ để kiểm soát bản thân và đối tác.
Để nắm bắt được tính hiệu phi ngôn ngữ từ người đối diện, cần có cái nhìn khái quát người đối diện bằng cách chia cơ thể làm 5 vùng: mặt và đầu, thân, tay, bàn chân và chân. Những biểu hiện từ những bộ phận này sẽ thể hiện ý nghĩa nhất định để có thể hiểu được tâm lý và ý muốn của người đối diện.
Tạo sự tin tưởng trong đàm phán: sự tin tưởng là chìa khóa giúp đàm phán thành công. Đối tác càng tin vào sự thành thật, tính liên chính và độ tin cậy của bạn, bạn càng có cơ hội tiến đến kết quả thắng – thắng... Ta có thể tạo sự tin tưởng thông qua một số biểu hiện: Chứng minh năng lực của mình, đảm bảo cử chỉ điệu bộ của bạn đúng với lời nói, tạo phong thái chững chạc, giao tiếp với mục đích tốt đẹp, làm những gì đã hứa, lắng nghe, truyền đạt nhiều thông tin, trung thực, kiên nhẫn, bảo vệ sự công bằng, thảo luận những vần đề rộng thay vì những vấn đề nhỏ hơn.
( N.Phương sưu tầm)