[In trang]
Tình hình thực hiện lương tối thiểu vùng
Thứ sáu, 20/05/2016 - 15:44
Trên thực tế tại các đơn vị, về cơ bản là mức lương tối thiểu tăng nhưng thu nhập thực tế của NLĐ không hề tăng, hoặc có tăng nhưng không đáng kể

Hiện tại Công đoàn ngành Công Thương Hưng Yên có 19 CĐCS thuộc khối Doanh nghiệp đóng trên địa bàn các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Phù Cừ, Tiên Lữ, Khoái Châu và Hưng Yên với tổng số 5.105 CNLĐ.

Trong đó, 06 đơn vị thực hiện mức lương vùng 2 và 13 đơn vị thuộc vùng 3, tính đến thời điểm hiện tại 18/19, đơn vị đã thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu, 01 đơn vị hiện làm ăn thua nỗ nợ trên 1 tỷ tiền BHXH nên việc thực hiện điều chỉnh lương chưa được thực hiện, phần lớn lao động đã tìm việc làm khác, chỉ duy trì việc đóng BHXH tại đơn vị.

Ảnh minh họa

Trên thực tế tại các đơn vị, về cơ bản là mức lương tối thiểu tăng nhưng thu nhập thực tế của NLĐ không hề tăng, hoặc có tăng nhưng không đáng kể, bởi toàn Ngành có 11 đơn vị sản xuất hàng may mặc và da giầy, NLĐ chủ yếu ăn lương theo sản phẩm, thu nhập của NLĐ ở khối này bình quân đạt khoảng 3,8 triệu/người/ tháng. Ngoài ra, khu vực kinh doanh thực hiện theo khoán, tự NLĐ hạch toán kinh doanh, thu nhập không ổn định. Bên cạnh đó, một vài đơn vị chế biến kinh doanh theo vụ mùa, cho nên việc thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu mới chỉ dừng lại ở việc để làm căn cứ đóng BHXH, chứ chưa phải là mức lương thực lĩnh của người lao động.

Từ thực tiễn cho thấy, việc điều chỉnh lương tối thiểu các năm tiếp theo cần được cân nhắc ở các khía cạnh sau:

- Tạo sự công bằng giữa thu nhập của người lao động có tay nghề và người lao động mới vào nghề (DN sẽ xây dựng đơn giá, để bù lỗ cho việc đảm bảo lương tối thiểu cho người lao động (NLĐ) mới vào nghề, tay nghề kém, sản phẩm làm ra không đáp ứng đủ mức lương tối thiểu, để bù cho việc này buộc DN phải tính toán bù từ NLĐ có tay nghề điều này là lý do tại sao đơn giá sản phẩm của DN lại thấp, có nên chăng việc thực hiện lương tối thiểu vùng sẽ chỉ làm nặng thêm gánh nặng cho NLĐ có tay nghề)

- Cần quan tâm đến thực tế thu nhập của NLĐ chứ không phải việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng, bởi càng điều chỉnh thì đời sống NLĐ sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, trong khi các mức chi tiêu tăng lên thì thu nhập NLĐ vẫn chỉ dừng chân tại chỗ. Có nên chăng cần thực hiện 2 năm/lần điều chỉnh cho phù hợp.

Hương Vũ