[In trang]
Cách tổ chức Hội nghị tổ công đoàn
Chủ nhật, 25/10/2015 - 15:52
Để tổ chức hội nghị tổ công đoàn thiết thực, có hiệu quả cao, khi tiến hành hội nghị tổ công đoàn, tổ trưởng công đoàn cần chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

Theo Điều lệ công đoàn Việt Nam khóa X tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn mỗi năm tổ chức hội nghị toàn thể một lần, để tổng kết đánh giá hoạt động của tổ công đoàn, đề ra chương trình, kế hoạch hoạt động trong năm tiếp theo và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn.

Để tổ chức hội nghị tổ công đoàn thiết thực, có hiệu quả cao, khi tiến hành hội nghị tổ công đoàn, tổ trưởng công đoàn cần chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:

4.1. Công tác chuẩn bị: Sau khi nhận được kế hoạch tổ chức đại hội của công đoàn cơ sở. Tổ trưởng công đoàn triển khai các nhiệm vụ sau:

Xây dựng báo cáo tổng kết hoạt động của tổ công đoàn và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của tổ công đoàn nhiệm kỳ tới. Khi xây dựng báo cáo tổng kết cần căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của tổ công đoàn mà hội nghị nhiệm kỳ trước đề ra, kết quả hoạt động của tổ công đoàn từng tháng, quý. Căn cứ vào báo cáo tổng kết của CĐCS, công đoàn bộ phận, để phân tích đánh giá, những mặt làm được, chưa làm được của tổ công đoàn, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động tổ công đoàn cho nhiệm kỳ tới.

NỘI DUNG CƠ BẢN BÁO CÁO CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN TẠI HỘI NGHỊ TỔ CÔNG ĐOÀN GỒM CÁC PHẦN SAU:

Phần I

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN

NHIỆM KỲ QUA

Phần này cần tập trung đánh giá hoạt động tổ công đoàn trên một số lĩnh vực sau:

- Đánh giá về thực hiện nhiệm vụ công tác, sản xuất kinh doanh của tổ sản xuất (tóm tắt bằng các số liệu, nguyên nhân làm được và chưa làm được…).

- Đánh giá kết quả hoạt động tổ công đoàn trên một số lĩnh vực sau:

* Hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động trong tổ.

Nội dung này cần tập trung:

+ Đánh giá việc thực hiện các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể, việc thực hiện HĐLĐ, những vướng mắc tồn tại và nguyên nhân.

+ Đánh giá tổ công đoàn triển khai thực hiện chương trình công tác của công đoàn bộ phận, CĐCS, làm rõ ưu, khuyết điểm…

+ Tổ công đoàn với hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, lao động trong tổ, như thăm hỏi động viên, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thăm quan, du lịch…

* Hoạt động tham gia quản lý ở tổ, cơ quan, doanh nghiệp, nội dung này cần tập trung đánh giá:

- Đánh giá việc tổ công đoàn phối hợp với tổ chuyên môn, hoặc tổ sản xuất tổ chức ĐHCNVC, hội nghị công nhân lao động, phát huy dân chủ trong tổ.

- Tổ công đoàn tham gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể. Giám sát thực hiện HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể trong tổ.

- Tổ công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện các nội quy, quy chế quản lý doanh nghiệp, cơ quan, quy chế tổ chức tiền lương, thưởng.

* Hoạt động tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, công nhân lao động của tổ công đoàn.

Đánh giá hoạt động tuyên truyền giáo dục của tổ cần tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau:

- Tổ công đoàn tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền về công đoàn cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong tổ.

- Tổ công đoàn với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch.

- Tổ công đoàn tổ chức triển khai thực hiện phong trào học tập văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tổ công đoàn với việc xây dựng, củng cố đoàn kết nội bộ.

- Tổ công đoàn tuyên truyền vận động công nhân lao động xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội…

Khi đánh giá cần chỉ ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân.

* Đánh giá kết quả việc phân công đoàn viên hoạt động.

Kết quả hoạt động của đoàn viên, nhóm đoàn viên… (ưu điểm, khuyết điểm).

Đề xuất biểu dương khen thưởng, các đoàn viên hoạt động tốt.

Những mặt hoạt động khác của tổ chức công đoàn.

Phần II

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ TỚI

- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh công tác của tổ.

- Dựa trên cơ sở nội dung và phương pháp hoạt động của tổ công đoàn nói trên, đặc điểm cụ thể, yêu cầu nhiệm vụ sản xuất công tác của tổ để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ công đoàn.

Kết luận:

Nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của các mặt tổ công đoàn làm được, chưa làm được và bài học kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động, nêu một số nhiệm vụ trọng tâm của tổ công đoàn nhiệm kỳ tới.

4.2. Tổ chức hội nghị tổ công đoàn.

a) Thành phần hội nghị:

Mời tất cả đoàn viên, CNLĐ trong tổ tham dự đại hội.

Đại biểu mời gồm: Tổ trưởng Đảng, đại diện công đoàn cơ sở, công đoàn bộ phận, đại diện chuyên môn đến dự hội nghị tổ công đoàn.

b). Nội dung, chương trình hội nghị tổ công đoàn:

- Chào cờ.

- Giới thiệu đại biểu.

- Giới thiệu chủ tọa, thư ký đại hội và lấy biếu quyết nhất trí bằng giơ tay.

- Tổ trưởng công đoàn trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ trước và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

- Thảo luận, xây dựng báo cáo tổng kết và phương hướng hoạt động tổ công đoàn.

- Mời đại biểu cấp trên phát biểu ý kiến…

- Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn và đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có), chú ý chỉ có đoàn viên mới được tham gia bầu cử.

- Giới thiệu danh sách bầu cử BCH công đoàn bộ phận hoặc, BCH công đoàn cơ sở (nếu có).

- Chủ tọa thông qua Nghị quyết hội nghị tổ công đoàn.

- Tổ trưởng công đoàn mới trúng cử phát biểu ý kiến.

- Chủ tọa tổng kết hội nghị, cảm ơn các đại biểu và tuyên bố bế mạc hội nghị tổ công đoàn.

An Nguyễn