[In trang]
Công đoàn Công Thương Việt Nam: Thiết thực và hiệu quả trong hoạt động
Thứ ba, 21/07/2015 - 11:05
Các đại biểu đã nêu bật những khó khăn, thuận lợi của hoạt động công đoàn trong thời gian qua

Ngày 18/7, tại Nha Trang, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6. Theo đó, Hội nghị đã thông qua các báo cáo: Báo cáo sơ kết hoạt động của Công đoàn Công Thương Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015; Báo cáo hoạt động của Uỷ ban kiểm tra Công đoàn Công Thương Việt Nam 6 tháng năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2015; Kế hoạch sơ kết nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình toàn khoá; Nghị quyết Đại hội II Công đoàn Công Thương Việt Nam, Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn Việt Nam và báo cáo công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.


Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, các đại biểu đến từ các công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc đã nêu bật những khó khăn, thuận lợi của hoạt động công đoàn trong thời gian qua tại các ngành như: Thiết bị điện, Thiết bị công nghiệp, ngành Bia - Rượu - Nước giải khát, ngành Điện tử - Tin học... Qua đánh giá và phân tích của các đại biểu tham dự, nhiều giải pháp đã được đề xuất để xem xét triển khai trong thời gian tới nhằm đưa phong trào hoạt động công đoàn gắn với quyền lợi công nhân viên chức lao động, thiết thực và hiệu quả hơn nữa.

Chủ tịch CĐCTVN Lý Quốc Hùng chia tay các đồng chí thôi tham gia Ban Chấp hành

Cũng tại Hội nghị Ban chấp hành lần này, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tổ chức chia tay đồng chí Nguyễn Trọng Thể, nguyên Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam và đồng chí Vương Toàn, nguyên Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội thôi tham gia Ban chấp hành do nghỉ chế độ và được phân công lĩnh lực khác.

_____________________________________________________________________________

Công đoàn Công Thương VN: Trước vai trò cổ phần hóa

Với 16 tổ chức Công đoàn cấp trên cơ sở (có 429 Công đoàn cơ sở trực thuộc) và 151 Công đoàn cơ sở trực thuộc, từ nhiều năm qua, Công Đoàn ngành Công Thương Việt Nam đã không ngừng phát huy hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền người lao động thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi, góp phần thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vận dụng hiệu quả quy chế dân chủ

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Công Đoàn Việt Nam, Công đoàn Công Thương (CĐCT) đã cụ thể hóa các chương trình vào kế hoạch hàng năm, triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả đến các cấp Công đoàn trực thuộc.

Với vai trò đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, ngày 04/04/2015, CĐCT Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Xây dựng kế hoạch thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong ngành Công Thương Việt Nam”, được nhiều Công đoàn cấp trên cơ sở và một số cơ sở có nhiều bộ phận tham gia.

Ngày 22/04/2015, CĐCT cũng đã có công văn số 155/CĐCT-CSPL về việc hướng dẫn Quy chế dân chủ ngành Công Thương 2015. Văn bản đã yêu cầu các cấp công đoàn phải phối hợp với chuyên môn tổ chức hội nghị người lao động, hội nghị cán bộ công chức, viên chức ở tất cả các đơn vị, doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Thông qua các hội nghị này, đoàn viên có dịp trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong cấp ngành, nhóm doanh nghiệp.

Tính đến ngày 10/06/2015, đã có 487/517 doanh nghiệp thuộc CĐCT ký thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), trong đó có 33 doanh nghiệp FDI; 100% doanh nghiệp thuộc Công đoàn cấp trên cơ sở đã ký TƯLĐTT, trong đó có 60% các bản TƯLĐTT có những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Lý Quốc Hùng- Chủ tịch CĐCT Việt Nam cũng đã nhấn mạnh: Cần tiếp tục phát huy hiệu quả công tác vận động, tuyên truyền người lao động thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất giỏi, góp phần thiết thực xúc tiến hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, giữ vững sự ổn định, phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam. Ban chấp hành các tổ chức Công đoàn trực thuộc cần chú trọng tăng cường chất lượng công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động; Tham gia với chuyên môn trong việc xây dựng và giám sát thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các cấp Công đoàn tích chực tham gia thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp ngành Công Thương, đảm bảo quyền lợi của người lao động…

Trước vai trò cổ phần hóa

Hiện nay, trước chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước, việc sắp xếp lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đang là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra. Công đoàn Công Thương (CĐCT) đứng trước trọng trách bảo vệ và tiếp thêm sức mạnh cho người lao động, góp phần tích cực vào sự phát triển ổn định nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, bảo  vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho gần 180.000 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của CĐCT Việt Nam.

Theo ông Lê Trung Lâm- Chủ tịch CĐ Tổng Công ty thiết bị điện Việt Nam: “Với những công ty vốn nhà nước sắp tới phải cổ phần hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức Công đoàn. Vì phần vốn nhà nước chi phối chỉ còn lại 30%, tổ chức Công đoàn phải phát huy hết vao trò của mình trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi cho người lao động…”

Các đại biểu tham gia ý kiến

Ông Trần Quốc Toản- Chủ tịch CĐ Tổng Công ty Máy thiết bị Công nghiệp cũng khẳng định: “Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề và tổ chức Công đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì những đơn vị cổ phần rồi lại tiếp tục thoái vốn, có khả năng các nhà đầu tư sẽ bỏ bớt ngành nghề, dẫn đến công nhân thất nghiệp,… Vì vậy, Công đoàn cần phát huy vai trò kiểm tra thực hiện cam kết của các nhà đầu tư sau cổ phần hóa, kiểm tra việc hiện chế độ với người lao động…”

Ông Vương Toàn- Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội chia sẻ: “Nếu thực hiện thuế thu nhập đặc biệt thì không chỉ đời sống của công nhân và sự sinh tồn của doanh nghiệp cũng bị đe dọa. Vì vậy, Nhà nước cần nghiên cứu để tìm ra giải pháp để giải thoát chó doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động...”

Đặc biệt, trên tinh thần phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam, hàng năm vào các dịp lễ, Tết, CĐCT đều tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ quà, tiền cho những công nhân có hoàn cảnh khó khăn, gặp tai nạn hoặc bệnh đau, thương tật,… Cụ thể, trong dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi, CĐCT chi 15 tỷ đồng vào công tác chăm lo đời sống cho CNVCLĐ; nhân dịp tháng lao động-2015, ngoài chỉ đạo Công đoàn trực thuộc có kế hoạch đặc biệt, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như hội thảo, gặp mặt truyền thống, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệp, chia sẻ khó khắn, CĐCT còn dành 200 suất trợ cấp, 100 suất quà, thăm hỏi, chia sẻ những hoàn cảnh công nhân khó khăn, ốm đau, mắc bệnh hiểm nghèo,…với tổng kinh phí trên 150 triệu đồng; Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” (giai đoạn 2005-2015), CĐCT đã thực hiện triển khai 209 căn nhà được hỗ trợ xây dựng mới (25-30 triệu đồng/căn), tổng trị giá 5,77 tỷ đồng; 2.291 căn nhà được hỗ trợ sửa chữa, với tổng tiền là 56 tỷ đồng; 134 hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách đượ chỗ trợ xây dựng mới, với 4,33 tỷ đồng; 3.202 lượt CNVCLĐ được hỗ trợ vay tiền sửa chữa, xây dựng nhà, phục vụ đời sống, với 2,7 tỷ đồng (vay không lãi suất, trừ dần vào lương).

Ngoài quan tâm động viên, chia sẻ kịp thời vật chất, tinh thần, tâm tư nguyện vọng của người lao động, CĐCT còn chỉ đạo các cấp Công đoàn trực thuộc thường xuyên tuyên truyền vận động chính sách pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các bên chuyên môn kịp thời thực hiện, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật BHXH, thực hiện các chế độ an toàn vệ sinh lao động, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người lao động, tổ chức tư vấn pháp luật,… tại các công đoàn trực thuộc; vận động người lao động phát huy truyền thống thi đua yêu nước, hăng say lao động sản xuất, tích cực thaam gia các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia phong trào “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “lao động giỏi, lao động sáng tạo”, bảo vệ môi trường “xanh-sạch-đẹp”…            

                                                                 Ngọc Xanh - Quỳnh Mỹ