[In trang]
Nhận thức chính trị, xã hội của công nhân Việt Nam hiện nay và những biện pháp nâng cao
Thứ tư, 15/07/2015 - 14:21
Để nâng cao nhận thức về chính trị, kinh tế, xã hội cho công nhân Việt Nam, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nhận thức của công nhân thể hiện trên nhiều giác độ khác nhau nhưng tập trung ở nhận thức về chính trị, xã hội, cách thức lao động sản xuất, sinh hoạt trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo đường lối đổi mới của Đảng.

Để tìm hiểu về trình độ, khả năng nhận thức của Công nhân Việt Nam, Viện Công nhân và Công đoàn đã tổ chức khảo sát tại 75 doanh nghiệp, ở 8 tỉnh, thành phố.


Một số kết quả khảo sát

Về trình độ nghề nghiệp của công nhân: Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo chiếm 8,8%; công nhân được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm 48,0%; tỷ lệ công nhân có trình độ trung cấp chiếm 17,9%; trình độ cao đẳng chiếm 6,6% và trình độ đại học chiếm 17,4%.

Về nhận thức chính trị của công nhân: Có 23,1% số công nhân, lao động còn thờ ơ, ít quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; còn hạn chế về nhận thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, hiểu biết chưa đầy đủ về pháp luật, chính sách; thiếu kiến thức thực tiễn, ý thức trách nhiệm chưa cao. Số đảng viên là công nhân được kết nạp hàng năm chiếm 8% tổng số đảng viên mới được kết nạp hàng năm.

Nhận thức về mục đích sống của công nhân: Có 65,4% số công nhân muốn thành đạt, 77,8% muốn có cuộc sống hạnh phúc, 32,4% muốn có tiền bạc, 19,6% có tài sản, 14,2% có danh tiếng và 68,7% muốn con cái trưởng thành. Mục đích sống của công nhân về cơ bản là giản dị; số đông không đặt ra mục tiêu kiếm nhiều tiền bạc, tài sản, danh vọng; nhiều người chỉ mong muốn con cái trưởng thành và gia đình hạnh phúc.

Nhận thức về lý tưởng sống của công nhân: Khi nhóm nghiên cứu đưa ra 5 yếu tố lượng hóa lý tưởng sống của công nhân thời kỳ công nghiệp hoá gồm: Sự tiến bộ của con người; hòa bình độc lập của đất nước; sống khỏe mạnh; hoạt động xã hội; chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ. Kết quả cho thấy: Có 35,1% cho rằng lý tưởng sống của họ là sự tiến bộ của con người, 57,7% cho rằng lý tưởng sống là bảo vệ chủ quyền độc lập của đất nước, 51,2% cho rằng sống là để rèn luyện, bồi dưỡng sức khoẻ, tư tưởng, 42,6% cho rằng cần tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xă hội và 72,2% không ngừng học tập nâng cao trình độ.

Nhận thức về vị trí của công nhân trong xã hội: Khi được hỏi: “Tại sao anh/chị quyết định trở thành công nhân?”. Kết quả cho thấy, có 31,4% số người trả lời cho biết: GCCN là trung tâm khối đại đoàn kết dân tộc, có 34,6% số người trả lời cho biết GCCN là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, có 31,2% số câu trả lời GCCN là lực lượng chủ đạo trong sản xuất; có 13,7% số người trả lời cho biết GCCN có sứ mệnh lịch sử cách mạng, có 11.8% số người cho rằng GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng, có 13.8% câu trả lời cho biết GCCN là lực lượng nòng cốt khối liên minh, có 39,6% người trả lời muốn thoát khỏi làm ruộng, rãy (nông nghiệp), có 26,4% số người được hỏi cho biết có thu nhập cao hơn làm nghề khác.

Nhận thức của công nhân về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: Có 86,4% số công nhân cho rằng Đảng có vai trò lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước; 84,8% số người trả lời Đảng là lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới đất nước và có 85% cho rằng Đảng có vai trò lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Nhận thức của công nhân về cán bộ Công đoàn: Có 62,3% số công nhân đánh giá cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp họ đang làm, là có đạo đức tốt; 70,8% đánh giá cán bộ công đoàn cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, 49,6% số người lao động đánh giá cán bộ công đoàn có kiến thức về pháp luật lao động.

Nhận thức của công nhân về CNH - HĐH và hội nhập quốc tế: Có 17,4% công nhân cho biết CNH là nhiệm vụ của thời kỳ quá độ. Nếu thống kê theo doanh nghiệp, có 20,6% công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước đồng ý với quan điểm này. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngoài nhà nước là 16% và ở doanh nghiệp FDI là 15,7%.

Nhận thức của công nhân về quan hệ tương tác giữa CNH - HĐH đất nước với phát triển kinh tế thị trường: Có 44.9% công nhân cho biết CNH - HĐH ở Việt Nam hiện nay gắn với phát triển kinh tế thị trường. Nếu thống kê theo loại hình doanh nghiệp, có 47.3% công nhân trong doanh nghiệp nhà nước đồng ý CNH - HĐH đất nước là gắn với phát triển kinh tế thị trường. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 43%, và doanh nghiệp FDI là 44.6%.

Nhận thức của công nhân về cách thức sản xuất trong điều kiện CNH - HĐH: Có 59.1% công nhân cho biết CNH - HĐH là chuyển công cụ sản xuất từ thủ công sang máy móc. Nếu thống kê theo doanh nghiệp, có 57.4% công nhân làm việc trong doanh nghiệp nhà nước đồng ý quan điểm này. Tỷ lệ này ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 54.2 % và doanh nghiệp FDI là 64.6%.

Nhận thức của công nhân về hội nhập quốc tế: Có 53.7% công nhân, lao động cho biết hội nhập quốc tế là xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia. Nếu thống kê theo loại hình doanh nghiệp, có 50.2% công nhân, lao động trong doanh nghiệp nhà nước đồng ý với quan điểm này; tỷ lệ ở doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 53.5% và doanh nghiệp FDI là 56.8%.

Những biện pháp nâng cao nhận thức cho công nhân Việt Nam hiện nay

Để nâng cao nhận thức về chính trị, kinh tế, xã hội cho công nhân Việt Nam, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, cần thực hiện mấy biện pháp lớn như sau:

Thứ nhất, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho giai cấp công nhân, trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh phát triển văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ; đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công dân.

Thứ hai, thực hiện cuộc vận động xây dựng người công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa với các nội dung như trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lư tưởng.

Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; đề cao trách nhiệm, tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật.

Thứ tư, tăng cường sự lănh đạo của các cấp uỷ Đảng và hoạt động của tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân. Quan tâm đến công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tình hữu ái trong giai cấp công nhân.

TS. Lê Thanh Hà

Viện Công nhân và Công đoàn

(Nguồn congdoanvn)