1. Thợ hàn có nguy cơ ung thư phổi cao
Công đoàn sản xuất của Úc (AMWU) cho biết, một quyết định mang tính bước ngoặt của tòa án Vitoria là việc bồi thường cho một người đàn ông bị mắc bệnh ung thư phổi, mà nguyên nhân của bệnh có liên quan đến việc hít khói hàn.
Quyết định này đã tạo ra một loạt các tiền lệ theo sau. Các chuyên gia y tế và an toàn của AMWU nói rằng, đây là lần đầu tiên tòa án Victoria công nhận, bệnh ung thư phổi của người đàn ông này là do làm việc trong một cửa hàng hàn nhỏ ở phía đông nam Melbourne, Úc.
Cơ quan bồi thường của Victoria đã từ chối bồi thường cho người đàn ông này, với lý do ông ấy là người hút thuốc thường xuyên. Tuy nhiên, tòa án đã đồng ý với luận chứng của các chuyên gia y tế cho rằng, thợ hàn có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn 44% so với nguời lao động bình thường. AMWU cho biết, quyết định của toà án có ý nghĩa lớn đối với những người lao động đang được bồi thường về bệnh ung thư mà nguyên nhân có liên quan đến công việc.
Người đàn ông này không phải là thành viên công đoàn. Ông ta đã làm việc 6 ngày/tuần, chuyên hàn hàng rào mạ kẽm cho bể bơi và hàn đường sắt sử dụng thép không gỉ. Quyết định của tòa án có ý nghĩa trong việc nhận ra mối liên hệ giữa khói hàn và sự tiềm ẩn của ung thư phổi. Quyết định cũng cho thấy sự cần thiết phải có đại diện của công đoàn trong ngành công nghiệp và các biện pháp về an toàn phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
2. Phong trào chống sử dụng a-mi-ăng ở Nhật Bản
Tòa án tối cao của Nhật Bản ra phán quyết, chính phủ Nhật Bản đã không bảo vệ được người lao động tiếp xúc với a-mi-ăng độc hại và chính phủ phải chịu trách nhiệm với các loại bệnh có nguyên nhân từ a-mi-ăng.
Tòa án đã quyết định, đưa trang phục a-mi-ăng vào hồ sơ kiện, do những người lao động làm việc trong nhà máy a-mi-ăng và gia quyến của những người lao động đã mất ở phía nam Osaka phát đơn kiện đòi bồi thường trang phục a-mi-ăng. Quyết định này có ảnh hưởng đến các trường hợp đòi bồi thường trang phục a-mi-ăng mà chưa được giải quyết trên toàn quốc.
Tòa án giữ vững quan điểm, chính phủ phải bồi thường 330 triệu Yên Nhật liên quan đến trang phục a-mi-ăng cho những người đứng kiện, trong đó bao gồm 55 bệnh nhân a-mi-ăng và một số bệnh nhân đã chết. Những người đứng kiện khẳng định, do chính phủ trì hoăn việc thực hiện các biện pháp kiểm soát a-mi-ăng, dẫn đến những bệnh liên quan đến a-mi-ăng phát triển mạnh.
Bên ngoài tòa án, người đứng kiện và những người ủng hộ vui mừng khi nghe phán quyết. Một người ủng hộ cho rằng "Đây là một bước tiến lớn" và "Chắc chắn điều này sẽ cung cấp lý lẽ cho phong trào chống a-mi-ăng trong tương lai".
3. Kiểm tra an toàn lao động tại ngành may mặc ở Bangladesh
Hiệp ước về an toàn lao động của Bangladesh cho biết, việc kiểm tra bước đầu ở 1106 nhà máy may mặc trong cả nước, các thanh tra của Hiệp ước đã xác định có hơn 80.000 vấn đề về an toàn lao động cần được giải quyết. Chánh thanh tra an toàn của Hiệp ước cho biết, "Chúng tôi đã tìm thấy mối nguy hiểm tại tất cả các nhà máy. Những vi phạm về an toàn được sắp xếp từ nhỏ đến lớn. Nhóm thanh tra hiện nay đang làm việc chặt chẽ với các chủ sở hữu nhà máy, các chi nhánh, và các đồng nghiệp để đảm bảo những vi phạm phải được sửa chữa".
Tổng thư ký của công đoàn ngành toàn cầu và công đoàn toàn cầu dành cho phụ nữ (UNI) là người có công trong việc xây dựng lên Hiệp ước an toàn, cho biết: "Nhờ có sự thanh kiểm tra mà các công việc sửa chữa đã được bắt đầu, quá trình sửa chữa hướng tới một ngành công nghiệp may mặc an toàn và bền vững ở Bangladesh. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng các tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh nhằm đảm bảo các quyền của người lao động".
Hiệp ước về an toàn này, được ra đời sau thảm kịch sụp đổ tòa nhà làm chết hơn 1.100 người lao động tại Rana Plaza, Bangladesh vào tháng 4 năm 2013.
4. Bồi thường tai nạn lao động cho lao động làm việc tại ngành nông, lâm, thủy sản ở New Zealand
Công ty bồi thường tai nạn quốc gia đã chấp thuận cho gần 1/4 lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở New Zealand được bồi thường cho những thương tích liên quan đến công việc.
Con số tạm thời của năm được Cục thống kê New Zealand công bố, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, có 226 trường hợp đòi bồi thường tính trên 1.000 lao động làm việc toàn thời gian, và 2,6% trong số lao động này bị chấn thương trong một tuần làm việc.
Chủ tịch Liên đoàn các công đoàn quốc gia (NZCTU) nói, "Rõ ràng những lao động trong lĩnh vực này là đại diện hơn tất cả. Có cái gì đó nghiêm trọng và sai sót của hệ thống khi mà 1/4 lực lượng lao động trong lĩnh vực này bị thương tích tại nơi làm việc" và “Dường như có sự chấp nhận một con số chấn thương nhất định, hoặc thậm chí tử vong trong lĩnh vực này. Đây là một quan điểm không thể bỏ qua. Mỗi người lao động phải được trở về nhà an toàn sau khi kết thúc làm việc”. Ba lĩnh vực này đều có điểm chung là người lao động không có đại diện độc lập là tổ chức công đoàn. Các ngành này đều có đặc trưng là điều kiện làm việc nghèo nàn, doanh thu cao, thiếu đầu tư cho đào tạo và giờ làm việc kéo dài.
5. Điều kiện lao động trong ngành dệt may ở Ấn Độ
Một nghiên cứu gần đây cho biết, người lao động đang phải đối mặt với điều kiện lao động tồi tệ trong các ngành công nghiệp dệt may ở phía nam Ấn Độ.
Trung tâm Nghiên cứu về các tập đoàn đa quốc gia (Somo) phát hiện ra phụ nữ và trẻ em gái làm việc trong các nhà máy kéo sợi ở Tamil Nadu, Ấn Độ, trong đó một số em ở độ tuổi 15, buộc phải làm việc nhiều giờ với mức lương thấp. Họ sống trong kư túc xá công ty và hầu như không bao giờ được phép rời khỏi khuôn viên công ty.
Báo cáo của Somo đưa ra kết quả nghiên cứu tại 5 nhà máy kéo sợi ở Tamil Nadu, Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu đã phỏng vấn sâu 150 người lao động, kết hợp với phân tích thông tin doanh nghiệp và số liệu xuất khẩu của các công ty liên quan.
Các cô gái vị thành niên và phụ nữ trẻ nói với các nhà nghiên cứu, họ bị dỗ dành từ quê nhà với lời hứa hẹn có việc làm phù hợp và thu nhập tốt. Thay vào đó, họ phải làm việc trong điều kiện kinh khủng mà bản báo cáo gọi là chế độ nô lệ thời hiện đại và các h́nh thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em.
Trung tâm Nghiên cứu về các tập đoàn đa quốc gia (Somo) kêu gọi "Tất cả các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu - từ các nhà máy kéo sợi đến các thương hiệu thời trang – cần minh bạch hơn về cơ sở cung cấp. Các công ty cần phát hiện và giải quyết các vấn đề vi phạm nhân quyền bằng cách cho phép tổ chức công đoàn và các tổ chức xã hội thực hiện đúng vai trò".
Nguồn TLĐ