[In trang]
Tập huấn kỹ năng nói trước đám đông cho cán bộ CĐCTVN
Thứ ba, 21/04/2015 - 11:20
Khóa tập huấn giúp cán bộ công đoàn nâng cao kỹ năng thuyết trình, đàm phán, thương lượng trong các hoạt động cụ thể

Nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực cho cán bộ công đoàn, thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II CĐCTVN, từ ngày 16-17/4, CĐCTVN đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho 70 cán bộ công đoàn thuộc Cơ quan CĐCTVN và công đoàn cấp trên cơ sở trực thuộc.

Các học viên đã được nghe giảng sơ lược về tâm lý học đại cương, cấu trúc bài diễn thuyết, những lỗi kỹ thuật cần tránh khi diễn thuyết và thực hành kỹ năng nói trước đám đông.

Toàn cảnh khóa tập huấn

Với tinh thần nghiêm túc, khẩn trương, các học viên đã tích cực tiếp thu kiến thức và thảo luận, trao đổi chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn. Qua đó, đã giúp cán bộ công đoàn nâng cao kỹ năng thuyết trình, đàm phán, thương lượng trong các hoạt động cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế. Khóa học được đánh giá là bổ ích và có tính áp dụng cao, thiết thực với hoạt động công đoàn. 

Được biết, trong năm 2015, CĐCTVN sẽ tổ chức 10 lớp tập huấn cho trên 200 cán bộ công đoàn cơ sở.

Nội dung tập huấn

  1. 6 câu hỏi cần chuẩn bị khi nói trước đám đông - Công thức 5W-1H

 - Nói với ai? WHO?

- Nói vấn đề gì? WHAT?

- Nói ở đâu? WHERE?

- Nói khi nào? WHEN?

- Nói để làm gì? WHAT FOR?

- Nói như thế nào? HOW?

2. Cần tránh

- Nhầm đối tượng

- Sai mục đích

- Lẫn chủ đề

- Dập khuôn mọi lúc, mọi nơi.

3. Cần chú ý đối tượng

- Những ai?

- Tuổi tác?

- Trình độ văn hóa?

- Địa vị

- Kinh nghiệm

4. Yếu tố để thành công

- Hiểu rõ vấn đề cần nói

- Kiểm soát giọng nói

- Làm chủ không gian

- Tương tác hợp lý với đối tác

- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể

5. Phương châm để trở thành nhà diễn thuyết giỏi

- Ấn tượng ban đầu

- Hấp dẫn về sau

- Trang phục đẹp, gọn gàng, lịch sự

- Nụ cười tươi

- Cử chỉ thân thiện

- Lời dẫn lôi cuốn

- Sự nhiệt huyết

- Sự ân cần

- Lời kết xúc tích, ngắn gọn

- Lời cảm ơn vì sự hợp tác

- Gợi mở sự tò mò về chủ đề sau

- Hô hào hành động.  

6. Một số lỗi kỹ thuật cần tránh

- Cường độ, trường độ, tốc độ giọng nói chưa phù hợp.

- Nội dung chuyển tải chưa rõ

- Sự phối hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chưa hài hòa.

- Khả năng kiểm soát cảm xúc chưa tốt

- Thiếu sự hào hứng về sau.

7. Giải pháp

- Kiểm soát ngôn ngữ, cường độ đủ to, tốc độ vừa phải, không quá dài.

- Lựa chọn từ ngữ chuẩn.

- Trong khi nói kèm nụ cười thân thiện, cử chỉ, thái độ lịch sự, phong thái tự nhiên.

- Cảm xúc phù hợp với nội dung: Lúc sôi nổi, lúc sâu lắng.

- Khống chế sự mệt mỏi của bản thân và đối tác bằng sự dí dỏm, hài hước, nội dung có giá trị, hấp dẫn đôi khi bằng ý chí cá nhân.

8. Kiểm soát áp lực tâm lý

Bạn sợ những gì khi nói trước đám đông:

- Sợ nói không hay

- Sợ không hài lòng đối tác

- Sợ bị đánh giá

- Sợ không hoàn thành nội dung như dự kiến.

Giải pháp:

- Hãy là chính mình

- Đối tác là những người bạn

- Hít sâu, thở đều, tránh thở dốc

- Thu hút bằng ánh mắt, suy nghĩ tích cực, nhìn vào đối tác đang hào hứng.

9. Cấu trúc bài diễn thuyết

- Phần giới thiệu gây chú ý

- Phần chính triển khai nội dung chi tiết

- Kết luận: Liên kết các ý tưởng, nhấn mạnh vấn đề mấu chốt và đưa ra bình luận.

10. Các bước xây dựng bài thuyết trình

- Xây dựng ý tưởng chính (Brainstorm)

- Triển khai ý tưởng chi tiết (dẫn liệu cho ý tưởng chính)

- Xác định những tiện ích

- Xây dựng tài liệu viết tay (nếu cần)

- Chuẩn bị học liệu, thiết bị hỗ trợ.

- Xác định lại ý quan trọng

- Viết phần mở bài (đề dẫn nêu rõ nội dung chính, thu hút, hấp dẫn người nghe)

- Viết phần kết luận.

 

TH