banner2019
 
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Thứ sáu, ngày 29 tháng 03 năm 2024
Điểm tin ngành Công Thương ngày 18/10/2017
Cập nhật lúc 10:10 ngày 18/10/2017
Các vấn đề liên quan đến ngành Công Thương đáng chú ý được báo chí quan tâm, phản ánh - thông tin cụ thể như sau:
1. Xăng E5, vì sao khó bán?.
Trên nhiều báo đưa thông tin này trong sáng 18/10, Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ 1.1.2018, xăng RON 92 sẽ bị “khai tử” và được thay thế hoàn toàn bằng xăng sinh học E5. Thế nhưng, đến thời điểm này thực tế thị trường cho thấy cả người tiêu dùng và bán lẻ đều không “mặn” với mặt hàng này. Đến thời điểm này thực tế thị trường cho thấy cả người tiêu dùng và bán lẻ đều không 'mặn' với xăng sinh học E5.
Trước khi bắt buộc triển khai đồng loạt trên toàn quốc, từ tháng 12.2014, xăng sinh học E5 (được phối trộn từ 5% cồn sinh học ethanol và 95% xăng thông thường RON 92) đã được bán tại 7 địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu và Cần Thơ. Trong hội thảo về xăng E5 do Bộ Công thương tổ chức hôm qua (17.10) tại Hà Nội, nhiều vấn đề đã được nêu ra, cho thấy còn không ít nỗi lo từ cả cơ quan quản lý, doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng trước giờ “G”.
2. Chính sách tiền lương chưa khuyến khích được các cán bộ công chức, viên chức.
Đây là đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong báo cáo trình bày tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và ưu đãi người có công, do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn ngày 17-10. 
Báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, như: Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức vẫn đứng ở mức thấp so với khu vực ngoài nhà nước, chưa đảm bảo cho họ và gia đình có một mức sống tối thiểu; tiền lương chưa là nguồn thu nhập chính, chưa tạo động lực, nhất là đối với người có năng lực, trình độ, chuyên tâm cống hiến trong công việc; chưa phát huy được tính sáng tạo để có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
3. Bộ Công Thương quản Hội đồng cạnh tranh sẽ 'vừa đá bóng vừa thổi còi'?
Nếu để Bộ Công Thương quản lý Hội đồng cạnh tranh sẽ dẫn tới hiện tượng vừa “đá bóng vừa thổi còi”, không khắc phục được hạn chế yếu kém.
Chiều 17/10, tại Đà Nẵng, Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể, thẩm tra dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Các đại biểu dành thời gian bàn thảo về hoàn thiện mô hình cơ quan cạnh tranh.
Theo đó, Cơ quan cạnh tranh trong Dự thảo Luật được tiếp cận theo hướng nâng cao tính độc lập và thẩm quyền, đảm bảo khả năng thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
Theo đó, Cơ quan Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan duy nhất thực thi Luật Cạnh tranh (sửa đổi) trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan hiện hành, gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh. Cơ quan này trực thuộc Bộ Công Thương. Đồng thời, Dự thảo luật cũng giao Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan cạnh tranh Quốc gia.
4. Dẹp điều kiện kinh doanh là dẹp nhóm lợi ích.
Những chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo đã từng bước đi vào cuộc sống. Các sản phẩm kiến tạo đã sờ thấy được, không phải là những câu khẩu hiệu. 
Cụ thể nhất là dẹp bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh là những lực cản ghê gớm đối với sự phát triển của đất nước. Bộ Công Thương đã đi đầu trong việc dẹp bỏ điều kiện kinh doanh của ngành, nhưng còn các ngành khác vẫn chưa có chuyển biến.
Chính phủ đã chỉ đạo rất rõ, giao các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục, rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
LH (Nguồn VP Bộ CT)