banner2019
 
Thứ năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Thứ năm, ngày 25 tháng 04 năm 2024
Công đoàn và những năm tháng khó phai
Cập nhật lúc 02:39 ngày 05/02/2016

Gần 30 năm gắn bó với “nghề công đoàn”, bao buồn vui, gương mặt thân thương, bao kỷ niệm khắc ghi trong những năm tháng công tác vẫn thổn thức trong trái tim tôi.


Từ việc tăng gia...

Tôi là Thư ký Công đoàn Nhà máy Chế tạo biến thế Hà Nội, tiền thân của ba công ty: Thiết bị đo điện, Biến thế Văn Điển và Hoá chất Cầu Diễn. Những năm cuối thập kỷ tám mươi (1978 - 1981) là thời kỳ giao thời giữa nền kinh tế bao cấp đang bị xoá bỏ và nền kinh tế thị trường đang bung ra chuẩn bị tiền đề cho công cuộc đổi mới thành cong ngày hôm nay. Trong Nhà máy, đặt ra 3 phần kế hoạch A-B-C (*), theo đó, Công đoàn cũng phải “lặn lội” tìm lối đi cho hoạt động phù hợp với tình hình. Chúng tôi động viên công nhân viên nhà máy tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu chính, cải tiến quy trình công nghệ để đẩy mạnh làm ra nhiều sản phẩm kế hoạch C. Những chiếc máy biến thế ngoài việc phục vụ cho “kế hoạhc A và B”, còn được đem trao đổi với các hợp tác xã nông nghiệp ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng... để lấy lương thực, thực phẩm bổ sung vào tiêu chuẩn định mức theo quy dịnh. Công đoàn tổ chức một trại chăn nuôi lợn do đồng chí Nguyễn Văn Vịnh - Phó Quản đốc phân xưởng lắp ráp - Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành Công đoàn Nhà máy làm trưởng trại. Lợn đổi ở các hợp tác xã có trọng lượng 50 -60 ký. Trại chăn nuôi “vỗ béo” lên hàng trăm ký một con, sau đó chuyển về căn tin hạch toán và bổ sung cho nhà ăn tập thể.

Thời kỳ đó, vào các dịp lễ, Tết mà thêm được vài ba cân gạo quê, vài ba cân thịt lợn cho mỗi gia định công nhân viên nhà máy thật là đáng quý. Hoạt động “cơm, áo, gạo, tiền” của công đoàn được đoàn viên đồng tình, ủng hộ. Sáng 39 Tết, lợn được chia cho các phân xưởng mỗi nơi vài ba con tuỳ thuộc số lượng CNV nhiều hay ít. Tiếng lợn kêu eng éc khắp các phân xưởng, phòng ban báo hiệu ngày nghỉ Tết bắt đầu. Trên ghi đông xe đạp, mỗi người tòng teng treo một xâu thịt lợn ba, bốn ký và sau xe là năm, mười kg gạo, nếp quê tủa về khắp các nẻo đường Hà Nội. Nhiều công nhân ở các nhà máy khác “ghen tỵ” với công nhân nhà máy chế tạo Biến thế. Đó là một kỷ niệm đáng nhớ trong hoạt động công đoàn những năm bao cấp.

...đến những căn nhà tình nghĩa

Tháng 6 năm 1980, tôi được Công đoàn Cơ khí luyện kim diều động và bổ sung cho Công đoàn Cty cơ khí luyện kim điều động và bổ sung cho Công đoàn Cty Cơ khí - Điện tử miền Nam làm cán bộ chuyên trách. Mới giải phóng, thống nhất đất nước chưa được bao lâu nên đời sông CNVC LĐ và hoạt động công đoàn lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề nhà ở cho CNVC - LĐ.

Tôi đến thăm nhiều gia đình công nhân ở các xí nghiệp thành viên như: Caric, Silico, Phụ tùng 3... thấy nhiều gia đình công nhân ăn ở chật chội. Gia đình anh Ly-Xin – người gốc Hoa, là thợ cả của Xí nghiệp Caric, nhiều năm liền là chiến sỹ thi đua nhưng cả nhà 6 người mà chỉ ở nhờ trên một hành lang đi lại của một chung cư. Ban ngày, đồ đạc được dọn dpj lại một chõ, tối đến khi mọi người đi ngủ hết, cả nhà mới trải chiếu ra hành lang ngủ.

Như gia đình anh Bùi Trung San, cán bộ chuyên trách thể dục thể thao của Cty, cả nhà 8 người mà chỉ sốngg trong một sạp bán hàng ồn ào ở giữa chợ vườn chuối rộng chưa  đến 10 m2... Để tạo điều kiện, an tâm cho số thợ cả đầu đàn và số cán bọ nòng cốt của ngành, tôi đã gặp trực tiếp anh mai Văn Bảy, Lê Hồng Tư... la fChủ tịch và Phó chủ tịch Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh lúc bấy giờ trình bày tình hình nhà ở của CNLĐ trog Cty. Được sự hỗ trợ và canb thiệp tích cực của các đòng chí này, thành phố đã giải quyết cấp nhà cho một số anh em công nhân có hoàn cảnh khó khăn. Hôm nhà anh Ly-Xin dọn về nhà mới - một chung cư sạch đẹp trên đường Nguyễn Huệ trung tâm thành phố, anh đã rất phấn khởi, biết ơn công đoàn. Gia đình anh Bùi Trung San cũng được cấp ,ột căn nhà ở đường Lý Thái Tổ. Với kinh nghiệm có được khi hoạt động công đoàn, tôi đã vận động các nhà máy tăng sản lượng, sản phẩm ngoài kế hoạch, như: Máy xay xát gạo, máy tỉa bắp, Rulô chà gạo, máy kéo... để trao đổi với nông dân các tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Nai, Đồng Tháp... lấy lương thực, thực phẩm bổ sung vào tiêu chuẩn định mức của Nhà nước, giải quyết phần nào khó khăn về lương thực cho gia đình CNVC LĐ.

Nhưng hoạt động chăm lo đời sống này đã có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hoạt động tuyên giáo. Nó không chỉ là vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” mà là chất keo kế dính đoàn viên công đoàn với tổ chức công đoàn của mình. Trong những năm thiếu thốn, gian khổ đó, nhiều công nhân đầu đàn vẫn bám trụ Nhà máy, mặc dù ở bên ngoài các cơ sở tư nhân lôi kéo, trả lương hậu hĩ. Mới biết rằng, một khi công đoàn làm hết mình để chăm lo đời sống cho đoàn viên, thì đoàn viên cũng sẽ hết mình vì công việc chung của Nhà máy và tổ chức công đoàn.

(*) 3 phần kế hoạch A – B – C: A là kế hoạch của nhà nước, B là kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, C là kế hoạch tăng gia, cải thiện đời sống cho CNVC LĐ. Đây là kế hoạch mà Nhà nước đề ra trong thời kỳ đang xoá bỏ nền kinh tế bao cấp.

Phan Hiệu